Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham khảo sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Di cư và Tị nạn. Caritas muốn hiểu từ một góc độ tổng thể về thực tế của người di cư, vấn đề tiếp nhận, những thách đố. Trong thập kỷ vừa qua mỗi năm có hơn 20 triệu người buộc phải di cư trong đất nước của họ, do tình trạng khắc nghiệt các hiện tượng khí tượng. Và hiện ở các quốc gia có 3,3 tỷ người đang sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
Bà Alonso cũng kể tại trải nghiệm của bà khi sống làm việc trong hai năm từ 2000-2002, tại khu vực biên giới giữa Kenya và Somalia, nơi có hai cộng đồng sinh sống, một cộng đồng nông dân và một là dân du mục. Sau một đợt hạn hán mạnh và kéo dài, những người du mục bắt đầu xâm chiếm lãnh thổ của người khác, tạo ra một cuộc xung đột. Hai mươi năm sau, tình hình đã thay đổi theo hướng tồi tệ hơn. Những người xâm chiếm các lãnh thổ giờ đây không còn chăn nuôi nữa. Ví dụ ở Châu Đại Dương, các cộng đồng bản địa phải chuyển đến đảo, các khu vực khác. Ngư dân buộc phải trở thành nông dân.
Theo bà Giám đốc, liên quan đến những bối cảnh này, cần phải ngăn chặn bất cứ hành vi vi phạm nhân quyền. Các quốc gia phải có những biện pháp để ứng phó với thực tế này. Đôi khi có công cụ nhưng cần phải hành động. Ngoài ra, phải xây dựng cơ sở dữ liệu, điều rất quan trọng trong thời điểm lịch sử này. Bởi vì như ở Somalia và Djibouti, người ta đang chứng kiến sự gia tăng số các trẻ em di tản không có người đi kèm. Lập kế hoạch giảm chi phí cho các biện pháp can thiệp là điều cần thiết.
Vatican News